Trước hàng nghìn quảng cáo xuất hiện mỗi ngày, người tiêu dùng ngày càng cảm thấy khó chịu và cảnh giác với chúng. Những yếu tố như sự sáng tạo hay câu chuyện cảm xúc không đủ để quảng cáo gây ấn tượng và giữ chân người xem.
Trong tình hình này, quảng cáo theo ngữ cảnh (Contextual Ads) đã trở thành một giải pháp mới cho các thương hiệu. Với khả năng theo dõi hành vi mà không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng, Contextual Ads mang đến hiệu quả cao. Đặc biệt, nhờ vào AI, loại quảng cáo này không chỉ giúp người tiêu dùng hài lòng và yêu thích, mà còn tăng tỷ lệ chuyển đổi, tối ưu chi phí CPC, CPM và thúc đẩy khả năng mua hàng hiệu quả.
Contextual Ads là gì?
Quảng cáo nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh (Contextual Targeting Ads) là loại quảng cáo được thiết kế để hiển thị một cách tự nhiên và liền mạch với nội dung mà người dùng đang theo dõi. Mục tiêu của loại quảng cáo này là đảm bảo quảng cáo của thương hiệu không bị lệch khỏi chủ đề người dùng đang quan tâm, từ đó không làm gián đoạn trải nghiệm của họ, mà ngược lại, quảng cáo trở thành một phần của nội dung mà họ đang tận hưởng.
Chẳng hạn, quảng cáo về gia vị sẽ xuất hiện trong một chương trình nấu ăn, khi các đầu bếp đang nêm gia vị cho món ăn. Hay quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm khi người dùng đang đọc bài viết về các mẹo trang điểm trên một trang báo.
Với sự phát triển của các công nghệ ngữ cảnh ngày càng tinh vi, tác động của Contextual Ads ngày càng mạnh mẽ, có khả năng kích thích hành vi và tâm lý khách hàng hiệu quả hơn nhờ vào việc quảng cáo bám sát nhu cầu và trải nghiệm của người dùng. Vì lý do này, dự báo rằng chi tiêu cho quảng cáo theo ngữ cảnh sẽ tiếp tục tăng trưởng 13,8% mỗi năm cho đến năm 2030.
Tại sao quảng cáo theo ngữ cảnh lại ngày càng phổ biến?
Quảng cáo theo ngữ cảnh (Contextual Ads) được xem là một hình thức quảng cáo có rất nhiều ưu điểm, từ việc nhắm mục tiêu chính xác, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, cho đến việc tiết kiệm chi phí quảng cáo và tăng tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí đầu tư (ROI).
Một nghiên cứu gần đây từ Dentsu Aegis Network và GumGum chỉ ra rằng quảng cáo theo ngữ cảnh hiệu quả hơn rất nhiều so với quảng cáo nhắm mục tiêu theo hành vi người dùng. Cụ thể, quảng cáo theo ngữ cảnh có chi phí mỗi lần nhấp (CPC) thấp hơn tới 48% và chi phí cho mỗi nghìn lần hiển thị (CPM) thấp hơn 36%.
Một nghiên cứu khác từ GumGum và SPARK Neuro cho thấy rằng quảng cáo theo ngữ cảnh giúp người xem nhớ lại quảng cáo tốt hơn gấp 2,2 lần và tăng mức độ tương tác lên đến 10% so với các nội dung khác. Điều này cũng làm gia tăng đáng kể ý định mua hàng của người tiêu dùng.
Contextual Ads hoạt động như thế nào?
Nguyên lý cơ bản của Contextual Ads là sử dụng dữ liệu phiên (session data) để xác định nội dung mà khách hàng quan tâm.
1.Chọn Từ khóa hoặc Chủ đề để nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh
Trước tiên, hệ thống quảng cáo cần xác định chiến dịch của bạn là gì và liên quan đến chủ đề nào, từ đó đặt quảng cáo trên các trang web, ứng dụng có nội dung liên quan. Vì vậy, nhà quảng cáo cần lựa chọn từ khóa chính và các chủ đề chính trước khi thực hiện nhắm ngữ cảnh.
Chủ đề
Chủ đề của chiến dịch thường là các danh mục rộng như thời trang, thể thao, xe cộ, v.v. Tuy nhiên, nhà quảng cáo cũng nên phân tích thêm các từ khóa phụ để quảng cáo hiển thị chính xác hơn. Ví dụ, chọn thời trang nữ và sau đó chọn thêm các danh mục phụ như túi xách, giày dép, áo, v.v.
Từ khóa
Từ khóa là những thuật ngữ mà người dùng có thể tìm kiếm về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, như “giày chạy địa hình” hoặc “thảm tập yoga du lịch.”
Ngoài từ khóa chính, thương hiệu cần chú ý đến từ khóa phủ định. Đây là những thuật ngữ mà bạn muốn loại trừ, tránh hiển thị quảng cáo của mình trong các nội dung không liên quan.
Ví dụ: Nếu bạn muốn quảng cáo cho khách sạn hạng sang và nhắm đến phân khúc cao cấp, bạn sẽ muốn quảng cáo chỉ hiển thị trên các nội dung về du lịch cao cấp, và không muốn xuất hiện trong các nội dung về du lịch giá rẻ. Khi đó, bạn có thể sử dụng từ khóa phủ định như “Du lịch giá rẻ,” “Khách sạn giá rẻ.”
2. Ad Network sẽ phân tích các trang web, ứng dụng phù hợp trong network
Sau khi nhà quảng cáo đặt lệnh quảng cáo, Ad Network sẽ cố gắng khớp quảng cáo của bạn với trang web và các phần nội dung có liên quan nhất. Nó sẽ tiến hành phân tích các yếu tố như: văn bản, ngôn ngữ, cấu trúc trang, cấu trúc link và từ khóa của bạn,… để lựa chọn website hiển thị quảng cáo có độ phù hợp cao.
>>> Đọc thêm: Marketing 4P: Tầm Quan Trọng Và Cách Áp Dụng Thực Chiến Trong Doanh Nghiệp
3. Quảng cáo được hiển thị
Sau khi hoàn tất quá trình phân tích trên, Ad Network sẽ tìm vị trí phù hợp với quảng cáo của bạn về mặt ngữ cảnh.
Một số nền tảng Contextual Ads nổi bật nhất trên thế giới hiện nay phải kể đến như:
- Disney – Magic Words ra mắt vào năm 2024, sử dụng AI để ghép quảng cáo với nội dung có diễn biến, cảm xúc phù hợp. Năm 2025, họ mở rộng công cụ này để phân phối quảng cáo trên các nội dung thể thao và sự kiện trực tiếp.
- Warner Bros. Discovery đã ra mắt công cụ Moments cho Max vào tháng 11, với 40 nhóm mục tiêu ngữ cảnh có sẵn như ẩm thực, bất động sản, gaming và khoa học.
- NBCUniversal đã triển khai 300 nhóm mục tiêu ngữ cảnh, cho phép quảng cáo xuất hiện trong những khủng cảnh liên quan tới giá trị về gia đình trên nhiều nội dung khác nhau.
- Roku cung cấp tùy chọn nhắm mục tiêu theo thể loại chương trình thông qua nền tảng Roku Exchange.
- Netflix cung cấp tùy chọn quảng cáo theo thể loại nội dung tương tự như truyền hình cáp.
Tăng trưởng với sự xuất hiện của AI
Trước đây, việc xác định ngữ cảnh phù hợp chủ yếu chỉ dựa trên thể loại, danh mục trên các website, ứng dụng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của AI đã khiến Contextual Ads bước lên một tầm cao mới – Phân tích nội dung website & Quảng cáo theo ngữ cảnh trong từng nội dung nhỏ.
Cụ thể, AI sẽ tiến hành phân tích chi tiết từng nội dung trên các website, từ các bài báo cho tới diễn biến cụ thể trong từng chương trình, bộ phim,… hoặc thậm chí là diễn biến theo thời gian thực trên các chương trình trực tiếp. Từ đó, AI cho phép quảng cáo ngữ cảnh không chỉ hiển thị đúng website, mà còn đúng thời điểm và liền mạch với nội dung mà người dùng đang theo dõi.
Ví dụ, thương hiệu Chipotle đã sử dụng công cụ Magic Words của Disney để hiển thị quảng cáo trực tiếp trong các trận đấu bóng bầu dục đại học. Magic Words đã sử dụng AI để tiến hành phân tích diễn biến trận đấu theo thời gian thực, nắm bắt cảm xúc trong trận đấu và thực hiện chèn quảng cáo ngay sau các khoảnh khắc quan trọng nhất, từ đó giúp tăng mức độ nhận diện thương hiệu so với cách quảng cáo truyền thống.
Một thương hiệu khác là Magna cũng đã sử dụng công cụ Magic Words này của Disney. Kết quả cho thấy mức độ nhận diện thương hiệu tăng lên 6 điểm, mức độ yêu thích thương hiệu tăng 4 điểm và ý định tìm kiếm tăng 2 điểm so với quảng cáo thông thường. Điều này cho thấy hiệu quả vượt trội của AI trong việc phân tích và tìm kiếm các khung cảnh
Ngoài ra, ứng dụng AI còn giúp cho Contextual Ads tăng hiệu quả chuyển đổi thông qua việc nhận diện các sản phẩm trong cảnh phim, từ đó hiển thị các sản phẩm tương tự cho người xem trên màn hình. Ví dụ như nền tảng Discovery đã sử dụng AI phân tích sản phẩm trong từng khung cảnh sau đó hiện lên quảng cáo dạng shoppable ads cho sản phẩm cùng chức năng.
Nhìn chung, AI đang mở ra một kỷ nguyên mới cho Contextual Ads nhờ vào khả năng bóc tách và phân tích nội dung chuyên sâu. Ngữ cảnh trong Contextual Ads giờ đây không chỉ dựa vào chủ đề của trang web, mà còn phụ thuộc vào từng nội dung chi tiết như kịch bản, hành động, hình ảnh, âm thanh,… để khéo léo đưa quảng cáo vào chuỗi trải nghiệm của người dùng mà không bị gián đoạn.
Xu hướng phát triển của Contextual Ads trong năm 2025
#1. Quảng cáo ngữ cảnh có thể điều chỉnh theo thời gian thực
Công nghệ AI trong Contextual Ads hiện nay có thể phân tích nguồn dữ liệu khổng lồ để nhận diện xu hướng, theo dõi phản ứng khách hàng và xác định những vị trí, thời điểm quảng cáo tiềm năng mới. Điều này cho phép các nhãn hàng có thể điều chỉnh chiến lược theo thời gian thực, tạo ra quảng cáo không chỉ phù hợp với chủ đề, ngữ cảnh của website mà còn bắt nhịp được cảm xúc người xem.
Ngoài ra, AI cũng có thể theo dõi hành vi và sở thích khách hàng thông qua quảng cáo ngữ cảnh, từ đó giúp cá nhân hóa trải nghiệm quảng cáo, nâng cao mức độ tương tác và hiệu quả chiến dịch.
#2. Gia tăng sử dụng ID xác thực và dữ liệu thay thế
Việc loại bỏ cookie bên thứ ba khiến ngành quảng cáo chuyển sang các hệ thống ID xác thực và dữ liệu thay thế như quảng cáo ngữ cảnh nâng cao. Điều này giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng hiệu quả mà vẫn tuân thủ quy định quyền riêng tư. Một lĩnh vực đang bùng nổ là quảng cáo trên truyền hình kết nối (CTV), nơi nhãn hàng cần tìm giải pháp nhắm mục tiêu mới mà không phụ thuộc vào cookie. Cuộc cạnh tranh giữa các nền tảng quảng cáo sẽ ngày càng khốc liệt nhằm phát triển công nghệ giúp tối ưu hóa nhắm mục tiêu theo cách minh bạch và bảo mật hơn.
#2. Quảng cáo theo ngữ cảnh trong video
Năm 2025, Contextual Ads sẽ được phân phối một cách sâu sắc hơn vào trong từng nội dung cụ thể, đặc biệt là bên trong các Video. Với sự hỗ trợ của AI, các nền tảng quảng cáo có thể phát hiện những hình ảnh, khunh cảnh, diễn biến phù hợp để hiển thị quảng cáo trong từng Video cụ thể.
Từ đó giúp nội dung của quảng cáo được hòa nhập nhịp nhàng vào từng bộ phim, chương trình,… mà không làm đứt mạch trải nghiệm của người xem. Xu hướng quảng cáo náy sẽ giúp các nền tảng video, truyền hình trực tuyến,… có thể khai thác tiềm năng khổng lồ từ các nội dung video, phim ảnh, chương trình truyền hình,… của mình.
#3. Các nội dung bền vững lên ngôi trong Contextual Ads
Các thông điệp, hoạt động bảo vệ môi trường ngày càng tác động nhiều hơn tới hành vi của người tiêu dùng. Các nội dung về chủ đề này cùng ngày càng đa dạng hơn từ báo chí, phim ảnh, tới âm nhạc,… Vì vậy, sử dụng các nội dung mang thông điệp bền vững trong Contextual Ads đang mở ra rất nhiều cơ hội tiềm năng cho thương hiệu. Nó cho phép quảng cáo dễ dàng được người tiêu dùng đón nhận, tương tác và từ đó gia tăng cảm tình của họ với thương hiệu.
#4. Tác động của các công cụ tìm kiếm bằng giọng nói tới Contextual Ads
Sự phát triển của việc tìm kiếm bằng âm thanh cũng ảnh hưởng khộng nhỏ tới quá trình thiết lập quảng cáo Contextual Ads. Ví dụ như các cụm từ khóa tìm kiếm của người dùng sẽ dài hơn, ghép nhiều ý hơn và tự nhiên giống ngôn ngữ nói hơn. Đồng thời họ sẽ thường sử dụng nhiều dạng câu hỏi hơn các từ khóa thông thường. Ví dụ, thay vì “mua xe điện ở Hà Nội”, người dùng có thể nói “Tôi có thể mua điện thoại giá rẻ ở đâu tại Hà Nội?”. Vì vậy, thương hiệu cũng nên nghiên cứu xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói của người tiêu dùng để đưa ra những từ khóa chính xác khi thiết lập Contextual Ads. Cụ thể:
- Lưu ý các từ khóa đuôi dài: Người dùng tìm kiếm bằng giọng nói sẽ nhập cụm từ truy vấn bằng ngôn ngữ nói tự nhiên. Ví dụ, thay vì “giao pizza”, truy vấn có thể là “Tôi có thể đặt pizza giao nhanh ở đâu gần tôi?”. Các cụm này thường bao gồm rất nhiều từ khóa đuôi dài và câu hỏi.
- Nhắm mục tiêu theo vị trí: Hầu hết các tìm kiếm bằng giọng nói đều liên quan đến vị trí gần người dùng. Ví dụ: “Rửa xe gần nhất” hoặc “sửa giày gần đây”.
- Tối ưu hóa thiết bị di động: Hầu hết tìm kiếm bằng giọng nói được thực hiện trên thiết bị di động, vì vậy hãy đảm bảo các yếu tố như: Thiết kế quảng cáo, tính năng tương tác, tốc độ tải của trang đích,… được phù hợp nhất với thiết bị di động.
>>> Đọc thêm: 15 Công Thức Viết Content Marketing, Hướng Dẫn Sử Dụng Và Ví Dụ Minh Hoạ Chi Tiết
Lời kết:
Nhìn chung, cùng với sự hỗ trợ của AI Contextual Ads sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Đặc biệt, các tính năng quảng cáo sẽ ngày càng sâu sắc hơn, bám sát hành vi, cảm xúc và trải nghiệm của người dùng, giúp quảng cáo trở nên thân thiện hơn. Ngoài ra, các xu hướng như quảng cáo theo thời gian thực, tối ưu Contextual Ads theo tìm kiếm giọng nói,… sẽ là những điểm sáng mà thương hiệu cần lưu ý trong năm 2025.
Nhất Tín Marketing đang áp dụng Contextual Ads kèm theo với gói Dịch vụ quảng cáo , quý khách hàng có nhu cầu xin liên hệ FANPAGE NHẤT TÍN MARKETING để được hỗ trợ tư vấn và đồng hành.
Nguồn: Marketing AI
Thực hiện: Nhất Tín Marketing