Tìm kiếm
Close this search box.

Sức hút phía sau các “Đại nhạc hội” – “Đặc sản” branding mùa hè khiến thương hiệu mê mẩn nhờ hiệu ứng

Chia sẻ bài viết
dịch vụ phòng marketing thuê ngoài Nhất Tín Marketing
dịch vu truyền thông pr báo chí nhất tín marketing

Sức hút phía sau các "Đại nhạc hội" - “Đặc sản” branding mùa hè khiến thương hiệu mê mẩn nhờ hiệu ứng

 

Như thường lệ, mùa hè luôn là thời điểm mà hàng loạt sự kiện âm nhạc sôi động dược diễn ra trên khắp cả nước, nơi mà các thương hiệu sẵn sàng bỏ ra hàng chục tỷ đồng để tài trợ hay thậm chí đứng ra tổ chức. Mặc dù không trực tiếp mang lại doanh thu, phạm vi tiếp cận lại có vẻ hẹp hơn so với các kênh Digital, tuy nhiên các sự kiện âm nhạc vẫn luôn là một kênh tiếp thị trải nghiệm rất hiệu quả góp phần tạo nên những khoảnh khắc có một không hai giữa thương hiệu và khách hàng

Thị trường truyền thông mùa hè sôi động cùng hàng loạt “Đại nhạc hội”

Nói tới các hoạt động quảng cáo mùa hè, chắc chắn không thể bỏ qua các Sự kiện âm nhạc hay còn được gọi là Đại nhạc hội – Một trong những chiêu thức marketing “đốt” tới hàng chục tỷ đồng nhưng vẫn khiến các nhãn hàng lớn mê mẩn trong suốt nhiều năm trở lại đây.

Mặc dù, mới qua một nửa mùa hè 2024, nhưng tính đến nay đã có rất nhiều sự kiện âm nhạc lớn đã được tổ chức và tài trợ bởi các thương hiệu. Không chỉ là những ngành hàng quen thuộc như Bia hay Nước giải khát, chuỗi sự kiện âm nhạc sôi động trong mùa hè vừa qua còn có sự góp mặt của rất nhiều thương hiệu đến từ các nhóm ngành đa dạng, như Giáo dục, FMCG,… hay thậm chí là lĩnh vực Tài chính bảo hiểm.

Xem thêm: Góc nhìn Marketing:Phê La – Tân binh khủng long tăng trưởng thần tốc nhờ chiến lược định vị khác biệt

Trong đó có thể kể đến một số sự kiện âm nhạc nổi bật được các nhãn hàng tổ chức và tài trợ trong mùa hè vừa qua như:

  • Watera – Clear
  • Húc Fest – Red Bull
  • Diana Summer Fest 2024
  • FWD Music Fest
  • Hola Fest – Tổ chức giáo dục FPT
  • Tiger Crystal Rave – Đà Nẵng

Không chỉ riêng trong năm 2024 các sự kiện âm nhạc dường như đã trở thành một trong những hoạt động truyền thông quen thuộc của các thương hiệu vào các khoảng thời gian vui chơi giải trí cao điểm như mùa hè hoặc dịp cuối năm. Phía sau mỗi sự kiện này, mức chi phí mà các doanh nghiệp bỏ ra có thể lên tới hàng chục tỷ đồng, từ các chi phí cho các nghệ sĩ nổi tiếng, thuê địa điểm, sân khấu, cho tới chi phí truyền thông,… Trong khi đó, phần lớn các sự kiện này đều được tổ chức tại các địa điểm mở, cho phép người dân tham gia miễn phí, vì vậy các doanh nghiệp hầu như không thu thêm khoản lợi nhuận nào từ việc bán vé. Ở một số trường hợp khác, thương hiệu chỉ góp mặt với vai trò là nhà tài trợ cho sự kiện với mức tài trợ không nhỏ và cũng không thu được lợi nhuận trực tiếp từ việc bán vé của sự kiện.

Tốn kém và không tạo doanh số trực tiếp, nhưng Sự kiện âm nhạc này vẫn là một kênh truyền thông có sức hút đặc biệt đối với các nhãn hàng lớn. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã đưa các Sự kiện âm nhạc mùa hè trở thành một trong những hoạt động marketing thường niên của mình. Điển hình như FWD với 7 năm đồng hành cùng chuỗi Đại nhạc hội “FWD Music Fest” đình đám, nơi hội tụ hàng loạt nghệ sĩ nổi tiếng được tổ chức với quy mô cực lớn, tiêu tốn hàng chục tỷ đồng.

Sức hút phía sau những sự kiện âm nhạc tiêu tốn hàng tỷ đồng của thương hiệu

Mặc dù không trực tiếp mang lại doanh số, nhưng hiệu ứng truyền thông mà các sự kiện âm nhạc này mang lại cho thương hiệu lại vượt xa những khuôn khổ của sân khấu và tạo nên một nguồn tài nguyên marketing phong phú và những tác động dài hạn tới tâm trí của người tiêu dùng.

#1. Đưa thương hiệu vào trong những khoảnh khắc hạnh phúc đắt giá của người tiêu dùng

Ngày nay, người tiêu dùng tìm đến các sự kiện âm nhạc không chỉ vì mục tiêu giải trí hay thường thức âm nhạc mà hơn thế họ còn mong muốn tìm kiếm những trải nghiệm, kỷ niệm đẹp đẽ. Và những khoảnh khắc đắt giá này chính là con đường rất quan trọng để một thương hiệu có thể đi sâu hơn vào cuộc sống, vào tâm trí của người tiêu dùng.

Xem thêm: Góc Nhìn Marketing: Long Châu nhắc lịch uống thuốc nhờ ứng dụng AI, Mondelez Kinh Đô cho 3000 lao động nghỉ trọn vẹn ngày Tết Trung Thu

Ví dụ như Tuborg – Một trong những thương hiệu bia đã rất quen thuộc trong những hoạt động vui chơi giải trí, tiệc tùng của giới trẻ khi kiên trì đồng hành cùng hàng loạt sự kiện âm nhạc lớn trong suốt nhiều năm vừa qua. Tiêu biểu như MonSoon, hay mới đây nhất là HOZO vào tháng 7 vừa qua…. Hay chuỗi sự kiện riêng của thương hiệu này: Tuborg Open Your Music – “Why Not! Chơi Phải Tới!” – được tổ chức xuyên suốt mùa hè tại 7 tỉnh thành khu vực phía nam. Tuborg đã sử dụng chiến lược marketing này tại thị trường Việt Nam từ khoảng 2016 cho đến nay, đủ để thấy được những hiệu quả mà nó mang lại cho thương hiệu này trong suốt gần 10 năm qua.

#2. Một trong những loại hình marketing trái nghiệm có tác động sâu sắc nhất tới người tiêu dùng

Trong thời đại mà người tiêu dùng đã quá bội thực bởi những video quảng cáo thông thường, thì các hình thức marketing trải nghiệm là một lựa chọn phù hợp để thương hiệu có thể kết nối sâu sắc hơn đối với họ. Marketing thông qua các sự kiện âm nhạc chính là một trong số những loại hình marketing trải nghiệm thực tế, hiệu quả và dễ dàng tiếp cận khách hàng nhất hiện nay.

Việc tổ chức các sự kiện âm nhạc không chỉ đơn thuần là đưa nghệ sĩ lên sân khấu trình diễn. Các thương hiệu thường kết hợp với rất nhiều hoạt động đa dạng khác xoay quanh sân khấu chính. Từ các booth giới thiệu sản phẩm, cho tới các khu vực vui chơi giải trí tương tác với khách hàng,…

#3. Phối hợp được nhiều kênh marketing, mang lại khả năng tiếp cận lớn trên cả kênh Offline và Online

Có thể bạn sẽ cảm thấy rằng so với hàng chục tỷ đồng chi ra thì lượng khách hàng tiếp cận trong các sự kiện âm nhạc ít hơn rất nhiều so với các kênh Quảng cáo Digital và bị giới hạn bởi phạm vi địa lý. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận mà các sự kiện này trên thực tế không chỉ nằm ở số lượng người đến tham dự mà còn có thể tiếp cận tới đông đảo người dùng internet và mang lại nguồn tài nguyên truyền thông hấp dẫn cho thương hiệu. Bởi lẽ, mỗi sự kiện diễn ra đều đi kèm với các chiến dịch truyền thông rất bài bản và nhiều hoạt động quảng bá đa dạng từ Online đến Offline.

Ngay trước sự kiện, tên tuổi của thương hiệu đã được làm nóng qua những nội dung truyền thông trên social media, báo chí, KOL. Đồng thời, tầm ảnh hưởng của các nghệ sĩ nổi tiếng cũng sẽ giúp thương hiệu gia tăng uy tín và tiếp cận tới đông đảo khán giả trên các kênh truyền thông số. Mặt khác, sau khi kết thúc, sự kiện cũng cung cấp rất nhiều nguồn tài nguyên marketing mà thương hiệu có thể khai thác thêm trong dài hạn, ví dụ như đi các bài PR Báo chí, Ghi lại những hình ảnh tại sự kiện để làm nội dung truyền thông,…

Ví dụ như sự kiện Huc Fest của Red Bull diễn ra vào đầu mùa hè 2024: Mặc dù miễn phí vé vào cửa, nhưng Red Bull đã khéo léo tận dụng sự kiện này để tạo ra một Minigame “SĂN VÉ FANZONE” nhằm tạo tiếng vang cho sự kiện trên mạng xã hội. Minigame yêu cầu người chơi phải chia sẻ bài viết với hashtag #HúcFest #Red BullHúcTớiĐi và tag bạn bè vào phần bình luận để có cơ hội nhận những chiếc vé Fanzone gần sân khấu nhất.

Hay sự thành công của Diana Summer Fest giúp cho thương hiệu này không chỉ thu hút 35000 khán giả tham dự trực tiếp mà còn nhận 3,5tr lượt xem online nhờ khai thác khéo léo các video truyền thông liên quan tới sự kiện. Ngoài ra, số liệu ghi nhận đã có gần 1 triệu lượt tương tác và thảo luận với các bài viết chủ đề Diana SUMMER FEST trong thời gian diễn ra sự kiện. Bên cạnh đó, để săn vé người dùng cũng phải mua một đơn hàng Diana với trị giá từ 39K tại các điểm bán hoặc booth của sự kiện. Từ đó, hàng nghìn vé được bán ra cũng tương ứng với hàng nghìn sản phẩm của Diana đã tiếp cận tới người dùng trong khoảng thời gian này.

#4. Có thể tiết kiệm ngân sách trong dài hạn nếu được khai thác hợp lý

Nếu có chiến lược khai thác hợp lý, các sự kiện âm nhạc sẽ là một nguồn tài nguyên truyền thông rất đa dạng, dồi dào cho doanh nghiệp. Nó không chỉ là một hoạt động offline mà còn có thể khai thác trên nhiều kênh online như Social Media, Influencer, Báo chí,… hay thậm chí là Trade Marketing,… từ đó tăng khả năng tiếp cận tới đông đảo người dùng ở khắp mọi nơi. Marketer cũng có được một kho tàng nội dung truyền thông đồ sộ sau sự kiện, từ những khoảnh khắc của các nghệ sĩ, người tham dự tại sự kiện đó. Mặt khác, thương hiệu cũng có được lượng UGC không nhỏ khi người dùng tham dự sự kiện và chia sẻ trên mạng xã hội.

Vì vậy, dù số tiền bỏ ra khá lớn, nhưng so với việc triển khai từng loạt động nhỏ lẻ, thì việc triển khai tập trung, lấy sự kiện làm tâm điểm truyền thông như trên sẽ giúp thương hiệu tạo nên một cú hích bùng nổ hơn, tiết kiệm ngân sách hơn.

#5. Kênh thu thập dữ liệu người dùng hiệu quả mà ít doanh nghiệp biết tới

Các lễ hội âm nhạc cũng mở ra cơ hội cho các thương hiệu thu thập dữ liệu và hiểu biết sâu sắc hơn về hành vi của người tiêu dùng. Có rất nhiều hình thức để thương hiệu có thể khai thác nguồn dữ liệu này: Ví dụ như yêu cầu người dùng điền khảo sát để nhận vé tham dự sự kiện, hoặc kết hợp các ứng dụng công nghệ để thu thập dữ liệu của người tham dự sự kiện,…

Bên cạnh những yếu tố về mặt truyền thông như trên, một nghiên cứu được thực hiện bởi AEG và Momentum Worldwide đã chỉ ra rằng các sự kiện âm nhạc có tác động khá lớn tới doanh thu: Cụ thể 93% người tham gia lễ hội nói rằng họ thích các thương hiệu tài trợ cho các sự kiện, 80% có nhiều khả năng mua một sản phẩm hơn sau khi trải nghiệm các sự kiện âm nhạc đó.

Nhìn chung, hội âm nhạc đã trở thành thành phần thiết yếu trong chiến lược tiếp thị trải nghiệm của các thương hiệu, gắn liền hình ảnh thương hiệu với những khoảnh khắc đáng nhớ của người tiêu dùng, đồng thời tạo nên tiếng vang rộng, bền vững khi được kết hợp cùng các chiến lược truyền thông khác.

Các thương hiệu cần làm gì để khai thác hết tiềm năng của các sự kiện âm nhạc?

Như vậy, phía sau mỗi đêm nhạc trên đều là những chiến lược truyền thông rất bài bản, được thực hiện xuyên suốt nhiều tháng để có thể khai thác tối đa lợi ích của loại hình tiếp thị này. Từ những bài học trên, có thể thấy được một số những lưu ý quan trọng khi tài trợ/tổ chức sự kiện âm nhạc để mang lại hiệu quả cao cho thương hiệu như:

  • Kết hợp các kênh online: Quảng cáo trả phí, PR báo chí, Influencer Marketing,… đều là những công cụ quan trọng cần được phối hợp để tăng độ lan tỏa cho một sự kiện.
  • Tập trung khai thác UGC: Sự kiện âm nhạc là một cơ hội quá đỗi hấp dẫn để thương hiệu có thể khai thác UGC từ người dùng một cách dễ dàng. Thay vì để người dùng tham dự miễn phí hoàn toàn, hãy đặt cho họ những thử thách nhỏ như: Tham gia minigame, chia sẻ thông tin sự kiện trên mạng xã hội để nhận vé, Checkin tại sự kiện để nhận quà, Tạo nên những key moment cùng các ca sĩ để kích thích người tham dự chủ động chia sẻ,… Việc tạo ra các minigame hay thử thách nhỏ như trên không chỉ giúp thương hiệu có được lượng UGC khổng lồ mà còn giúp cho khách hàng cảm thấy những chiếc vé tham dự trên tay ý nghĩa, giá trị hơn.
  • Kết hợp công nghệ, tạo nên trải nghiệm độc đáo tại sự kiện: Điểm mạnh của các sự kiện âm nhạc là tính “trải nghiệm”. Vì vậy, các thương hiệu cần khai thác triệt để yếu tố trải nghiệm này bằng cách tạo nên những hoạt động, khoảnh khắc thú vị, độc đáo tại sự kiện. Ví dụ như Húc Fest 2024, Red Bull không chỉ mang tới âm nhạc mà còn tổ chức một “bữa tiệc đa trải nghiệm” với rất nhiều hoạt động lạ lẫm như Game thể thao tại sự kiện, cuộc thi nhảy đối kháng, vẽ graffiti,… Trong khi đó, Diana lại nhẹ nhàng hơn với Colorful Fun Studio cho phái đẹp thoải mái checkin,… Những hoạt động tương tác này đều được bám sát theo màu sắc, phong cách và câu chuyện của thương hiệu.
  • Khai thác truyền thông triệt để sau sự kiện: Trải nghiệm của người xem đối với sự kiện sẽ không kết thúc ngay khi họ rời sự kiện, mà còn được tiếp diễn sau đó trên các kênh truyền thông online. Vì vậy, thương hiệu cũng cần lên kế hoạch để khai thác kho nội dung, hình ảnh đầy hấp dẫn sau sự kiện, củng cố lại những khoảnh khắc ý nghĩa đã được tạo nên giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Thương hiệu có thể sử dụng hình ảnh, câu chuyện của các ca sĩ, khách tham dự sự kiện để tạo nên các nội dung truyền thông hấp dẫn, nhất quán trên Social Media, hoặc PR báo chí,…

>>>Xem thêm

Nhìn chung mục tiêu chủ yếu của các sự kiện âm nhạc là thu hút và lôi kéo khán giả, mang lại cho họ niềm vui sự phấn khích và tạo nên những cảm giác khó quên giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Vì vậy các sự kiện âm nhạc trên dù không mang lại doanh thu trực tiếp cho thương hiệu nhưng lại góp phần làm nên một hiệu ứng truyền thông rất sâu sắc và mạnh mẽ trong dài hạn.

Nguồn: Marketing AI
Hoàng Anh Kiệt – Nhất Tín Marketing

 

mua bán fanpage group Nhất Tín Marketing
khoá học tiktok Nhất Tín Marketing

Hãy liên hệ với chúng tôi. Với kinh nghiệm thực hiện thành công hàng trăm chiến dịch quảng cáo chuyển đổi, Nhất Tín Marketing tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí quảng cáo một cách tối đa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Contact Me on Zalo
0856666647